Những vấn đề cần biết khi thành lập doanh nghiệp

Bạn đang có ý định thành lập một công ty, bắt đầu một sự nghiệp kinh doanh của riêng mình ? Bạn đang băn khoăn về các thủ tục thành lập doanh nghiệp? Những bước đi đầu tiên luôn luôn là những bước đi đầy bỡ ngỡ nhất ! Chúng tôi – Dịch vụ kế toán Thái Bình sẵn lòng đồng hành cùng bạn ! 

Những vấn đề cần biết khi thành lập doanh nghiệp

 

Những vấn đề bạn cần nắm được khi thành lập doanh nghiệp như sau : 

1. Chọn lựa loại hình doanh nghiệp mà bạn mong muốn

Có những loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay : Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Doanh nghiệp tư nhân là do cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng tất cả tài sản cá nhân mà mình có

Công ty cổ phần có tối thiểu từ 3 cá nhân, tổ chức cùng nhau góp vốn. Công ty cổ phần có ưu điểm hơn các loại hình còn lại là có thể phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Công ty TNHH một thành viên do một cá nhân hay 1 tổ chức làm chủ, chịu trách nhiệm hữu hạn về số vốn góp mà mình có

Công ty TNHH hai thành viên trở lên do 2 đến 50 thành viên hoặc tổ chức làm chủ, cùng nhau chịu trách nhiệm hữu hạn về số vốn góp mà mình góp.

2. Đặt tên cho đứa con tinh thần của mình 

Việc đặt tên cho công ty được coi như đặt tên cho đứa con tinh thần của mình. Vì vậy, bạn luôn mong muốn tên đẹp, tên hay. Song bạn cần đảm bảo rằng tên đó không bị trùng với tên của các doanh nghiệp khác tránh sự nhầm lẫn và không được chấp nhận. Bạn có thể vào trang dangkykinhdoanh.gov.vn   để tìm kiếm tên mình mong muốn. Cấu trúc đặt tên công ty bao gồm hai thành tố “Tên gọi của loại hình ” + “tên mong muốn đặt” 

Ví dụ : Công ty TNHH MIPU

3. Trụ sở của doanh nghiệp

Có tên rồi nhưng không có trụ sở chẳng khác nào đứa trẻ bơ vơ, không nhà không cửa. Trụ sở của doanh nghiệp là địa chỉ rõ ràng, trên lãnh thổ Việt Nam, xác định được rõ ràng số nhà, ngõ, xóm, thôn, đường, phường, xã, huyện, tỉnh

4. Ngành nghề kinh doanh 

Ngành nghề kinh doanh tuân thủ theo đúng mã ngành trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Bạn có thể tham khảo Danh mục mã ngành nghề kinh doanh tại Quyết định số 10/2007 của Chính phủ (Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam) và Quyết định số 337/2007 của Bộ kế hoạch và đầu tư (Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam)

5. Vốn điều lệ 

Vốn này do doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh bằng tiền mặt, tài khoản hay bất cứ hình thức nào khác. Không quy định số vốn tối thiểu và tối đa ngoại trừ những ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định.

Vốn điều lệ là cơ sở để xác định số thuế môn bài phải nộp hàng năm. Với những DN có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên, mức thuế môn bài phải nộp hàng năm là 3trđ. Với những DN có vốn điều lệ nhỏ hơn 10tỷ đồng, mức thuế môn bài nộp hàng năm là 2trđ

6. Người đại diện theo pháp luật 

Là người điều hành, quản lý trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh của công ty, đại diện cho doanh nghiệp làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước , cá nhân hay tổ chức khác. Chức danh của đại diện pháp luật là giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị.

Tiêu chuẩn và điều kiện của người đại diện như sau:

  • Phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;
  • Thành viên, cổ đông là công ty có phần vốn góp hay cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ không được cử vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quản lý và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện theo ủy quyền tại công ty khác. (Căn cư khoản 5, Điều 15 Luật doanh nghiệp 2014).

 


One thought on “Những vấn đề cần biết khi thành lập doanh nghiệp

  1. Pingback: Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *