Hỏi : Em học kế toán ra trường nhưng 6 năm nay không làm. Em quên gần hết kiến thức rồi. Giờ em lại bắt đầu học kế toán lại từ đầu.Trung tâm đào tạo kế toán Thái Bình có thể cho em biết mẹo nào định khoản nhanh nhất, dễ hiểu nhất không ạ ?

Trả lời :
Trung tâm rất vui khi em đặt câu hỏi cho chúng tôi. Định khoản là việc đầu tiên mà kế toán cần phải làm trước khi đưa một nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách. Định khoản rất đơn giản. Kế toán cần xác định tài khoản nào ghi bên Nợ (Debit), tài khoản nào ghi bên Có (Credit) tương ứng với nghiệp vụ kinh tế.
Các bước xác định như sau :
Bước 1 : Xác định đối tượng kế toán trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Bước 2 : Xác định TK sử dụng cho nghiệp vụ kinh tế
Bước 3 : Xác định xu hướng biến động (tình hình tăng giảm tài sản, nguồn vốn)
Bước 4 : Xác định TK ghi bên Nợ, TK ghi bên Có
Bước 5 : Xác định số tiền ghi tương ứng cho từng tài khoản
Mẹo định khoản nhanh nhất, dễ hiểu nhất cần lưu ý
- Bên Nợ được ghi trước, bên Có ghi sau
- Nghiệp vụ biến động tăng ghi một bên, nghiệp vụ biến động giảm ghi một bên
- Bên Có bao giờ cũng ghi lùi dòng so với bên Nợ (ghi so le)
- Tổng số tiền ghi bên Nợ bao giờ cũng bằng tổng số tiền ghi bên Có
- Số dư nằm ở bên Nợ hay bên Có tùy thuộc vào từng tài khoản, cũng có thể nằm ở cả bên Nợ và bên Có (đối với tài khoản lưỡng tính)
Quan hệ đối ứng các Tài khoản chủ yếu như sau :
- Tài sản tăng, tài sản giảm.
Ví dụ : Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 30trđ
=> Tiền mặt (mang tính chất tài sản) tăng lên một khoản 30trđ. Tiền gửi ngân hàng (mang tính chất là tài sản) giảm một khoản tương ứng là 30trđ. TK sử dụng là TK 111 (tiền mặt) và TK 112 (tiền gửi ngân hàng). Kế toán tiền hành như sau :
Nợ TK 111 : 30trđ
Có TK 112 : 30trđ
- Nguồn vốn tăng, nguồn vốn giảm
Ví dụ : Vay tiền mặt 15trđ trả cho người bán
=> Vay tiền mặt (mang tính chất nguồn vốn) tăng lên một khoản 15trđ. Đồng thời Phải trả người bán (mang tính chất nguồn vốn) giảm đi một khoản (Nợ đã được trả) 15trđ. TK sử dụng tương ứng với nghiệp vụ này là TK 341 và TK 331. Kế toán tiến hành định khoản như sau :
Nợ TK331 : 15trđ
Có TK 341 : 15trđ
- Tài sản tăng, nguồn vốn tăng
Ví dụ : Thu tiền góp vốn kinh doanh 500trđ bằng tiền mặt
=> Tiền mặt (mang tính chất là tài sản ) tăng lên 500trđ còn Nguồn vốn kinh doanh (mang tính chất nguồn vốn) tăng lên 500trđ. TK sử dụng cho nghiệp vụ kinh tế này là TK111 và TK 411. Kế toán tiến hành định khoản như sau :
Nợ TK111 : 500trđ
Có TK411 : 500trđ
- Tài sản giảm, nguồn vốn giảm
Ví dụ : Trả lương nhân viên tháng6/2017 bằng tiền gửi ngân hàng : 112trđ
=> Lương nhân viên (mang tính chất nguồn vốn) được thanh toán nên giảm đi một khoản 112trđ. Còn tiền gửi ngân hàng (mang tính chất tài sản) bị giảm đi tương ứng một khoản 112trđ. TK sử dụng cho nghiệp vụ này là TK 334 và TK112. Kế toán tiến hành định khoản như sau :
Nợ TK334 : 112trđ
Có TK112 : 112trđ
Khi đã xác định được các bước như trên, kế toán dễ dàng định khoản một nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách nhanh nhất.
Trung tâm đào tạo kế toán Thái Bình hy vọng giúp ích được các bạn các vấn đề gặp phải trong quá trình làm nghề kế toán. Mọi câu hỏi và thắc mắc đừng ngại ngần Liên hệ với trung tâm.
